Thắp nhang đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam, tuy nhiên việc thắp nhang như thế nào khi có nhà có nhiều bàn thờ lại là câu hỏi đặt ra của nhiều người. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về thứ tự thắp hương trong nhà như thế nào cho đúng, nếu đang có băn khoăn như trên, bạn đừng vội lướt qua nhé!
Nội dung bài viết
Thắp hương có ý nghĩa gì?
Đối với đời sống văn hóa tâm linh của người Á Đông, thứ tự thắp hương trong nhà được xem là nghi thức truyền thống thiêng liêng, người ta tin rằng khi nén hương được thắp cũng là sợi dây vô hình kết nối hai thế giới cách biệt Âm – Dương
Vào những ngày lễ Tết, giỗ chạp, thắp hương trở thành nghi thức thuộc về văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân, thắp hương vào lễ Tết được coi là hành động thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính với ông bà tổ tiên, các vị thần thánh, nghi thức này cũng góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam.
Xem thêm: Những lưu ý về trang phục khi thắp hương
Thứ tự thắp hương trong nhà như thế nào cho đúng
Tuy thắp hương đã trở thành tín ngưỡng không thể bỏ qua nhưng vẫn có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, tiêu biểu là: thứ tự thắp hương trong nhà như thế nào cho đúng?
Dưới đây là thứ tự thắp hương khi trong nhà có nhiều bàn thờ, bạn có thể tham khảo để thực hiện cho đúng thứ tự.
Bàn thờ mẹ Quan Âm hoặc bàn thờ Phật
Nếu nhà bạn thờ Phật hoặc Quan Âm thì theo thứ tự thắp hương trong nhà cơ bản, chúng ta sẽ thắp cho bàn thờ mẹ Quan Âm hoặc bàn thờ Phật trước tiên.
Trong bất kỳ nghi lễ nào của gia đình thì việc thắp hương cho mẹ Quan Âm hoặc bàn thờ Phật đầu tiên là điều không thể quên, vì đây được coi là những người có quyền năng, linh thiêng nhất.
Bàn thờ gia tiên
Sau khi thắp hương cho bàn thờ mẹ Quan Âm hoặc bàn thờ Phật, chúng ta sẽ chuyển sang thắp hương cho bàn thờ gia tiên.
Đối với bàn thờ gia tiên, chúng ta lại có một lưu ý nhỏ, nên thắp nhang theo thứ tự vai vế từ cao xuống thấp trong gia đình. Ví dụ: ông cố – bà cố – ông nội – bà nội – cha mẹ – anh chị -…
Nên đảm bảo về thứ tự thắp hương trong nhà trên bàn thờ gia tiên để nghi thức này đảm bảo được ý nghĩa thiêng liêng nhất.
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Với những gia đình hoạt động kinh doanh buôn bán, việc thờ Thần Tài, Thổ Địa là điều không thể thiếu, vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới tài lộc, hiệu quả của công việc kinh doanh.
Việc thắp hương cho bàn thờ Thần Tài Thổ Địa được tiến hành sau khi đã thắp hương xong tại bàn thờ gia tiên.
Trong khi thắp nhang cho bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, đừng quên cầu xin các vị thần linh mang lại lại thuận lợi, phù hộ công việc làm ăn kinh doanh được phát triển, suôn sẻ.
Bàn thờ người mới mất
Trong nhiều gia đình, khi có người mới mất, họ thường sẽ lập bàn thờ riêng cho đến khi đủ 49 hoặc 100 ngày (tùy vào phong tục từng vùng miền).
Việc thắp hương cho bàn thờ người mới mất được thực hiện sau khi thắp hương cho bàn thờ Thần Tài.
Riêng với bàn thờ người mới mất, việc thứ tự thắp hương trong nhà cần chu đáo, cẩn thận, cần chuẩn bị hương lễ đầy đủ để việc thờ cúng không phạm phải kiêng kỵ.
Bàn thờ cúng cô hồn
Bàn thờ cúng cô hồn thường phổ biến đối với các gia đình miền Trung, khu vực có nhiều người chết do chiến tranh.
Thông qua bàn thờ này, người trần có thể gửi đồ ăn hoặc hương, lễ tới những người chết đường chết chợ, không có nơi nào thờ cúng.
Theo thứ tự thắp hương trong nhà thì bàn thờ cô hồn sẽ được thắp nhang cuối cùng.
Nên thắp nhang vào thời điểm nào trong ngày?
Nhiều gia đình có thói quen thắp nhang vào sáng sớm hoặc vào buổi tối để tăng thêm sinh khí và sự ấm cúng cho ngôi nhà, đây là việc nên làm nếu bạn có đủ thời gian và ghi nhớ được thói quen thắp nhang, vì nó sẽ đảm bảo ý nghĩa tâm linh, bàn thờ luôn có hương khói.
Tuy nhiên không nhất thiết phải thắp nhang mỗi ngày, nếu không có thời gian, bạn hoàn toàn có thể theo thứ tự thắp hương trong nhà vào ngày rằm, mùng 1, lễ tết, giỗ chạp.
Điều quan trọng nhất khi thắp hương chính là lòng thành tâm, nên dù có thắp hương vào thời điểm nào trong ngày, cũng nên chuẩn bị ít lễ hoặc đèn hoa nếu có điều kiện để bày tỏ thêm sự thành tâm của gia đình.
Xem thêm: Lập bàn thờ vong cho người mới mất
Một số điều kiêng kỵ khi thắp hương
Thắp nhang được coi là hình thức giao tiếp tâm linh, là tín ngưỡng không thể bỏ qua của người dân Việt Nam, đồng thời còn có nhiều quan niệm cho rằng việc thắp hương còn là cầu nối tâm linh giữa hai thế giới âm – dương.
Chính vì ý nghĩa tâm linh này mà khi thắp nhang chúng ta cũng nên lưu ý một số điều để không phạm phải những điều kiêng kỵ của phong tục này.
Không nên thắp nhang theo số chẵn
Đầu tiên là về số lượng nhang khi thắp, không nên thắp nhang với số lượng chẵn vì theo quan niệm dân gian, sổ lẻ tượng trưng cho cõi dương (sự may mắn), còn số chẵn tượng trưng cho cõi âm (điềm xui). Do vậy ngoại trừ việc thắp hương cho người mới mất bằng 2 nén nhang trong thời gian để tang thì những việc thờ cúng hàng ngày người ta chỉ sử dụng số nhang lẻ khi thắp.
Ăn mặc nghiêm chỉnh khi thắp nhang
Việc thắp nhang được coi là cầu nối tâm linh hoặc mong muốn điều may mắn, chính vì vậy người thắp nhang cần có tâm thế nghiêm chỉnh, đặc biệt không nên ăn mặc hở hang và coi trọng thứ tự thắp hương trong nhà.
Thổi khi nhang còn cháy
Một điều kiêng kỵ mà khá nhiều người mắc phải khi thắp nhang nữa chính là thổi nhang khi nhang chưa hết lửa.
Đây là điều kiêng kỵ khi thực hiện tín ngưỡng này là bởi vì, theo quan niệm dân gian, hành động thổi nhang được xem là bất kính, được hiểu là miệng không được sạch sẽ, khi dùng miệng thổi tắt nhang cũng chính là gián tiếp đem thứ không sạch sẽ lên nhang, khiến gia tiên, thần linh nổi giận.
Trên đây là những chia sẻ của Tang lễ Hà Nội về vấn đề thứ tự thắp hương trong nhà, ngoài ra còn rất nhiều chủ đề liên quan đến phong tục thờ cúng, tín ngưỡng dân gian Việt Nam,…được chúng tôi cập nhật hàng ngày. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về những lĩnh vực này, đừng bỏ qua bài viết của Tang lễ Hà Nội nhé!