Blog

Có nên xả tang sớm hay không?

Có nên xã tang sớm hay không

Khi trong gia đình có người vừa mất, nghi lễ bắt buộc phải làm đó là để tang. Tùy theo vùng miền phong tục từng nơi từng gia đình mà việc để tang nhiều hay ít. Tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng việc để tang ảnh hưởng đến công việc làm ăn nên quyết định xả tang sớm. Vậy việc xả tang sớm này có hại gì cho người dương hay người âm không? Chúng ta cùng tìm đáp án trả lời câu hỏi qua bài viết dưới đây!

Xem thêm: Tổ chức tang lễ trọn gói tại Tp Hà Nội

Nội dung bài viết

Ý nghĩa của việc để tang và xả tang

Sau khi người thân trong gia đình bạn vừa qua đời, người còn sống sẽ phát tang trong lúc tổ chức tang lễ cho người mới mất bày tỏ sự đau buồn, thương tiếc người quá cố. Trong suốt thời gian này họ hàng thân thiết sẽ phải đeo dải khăn tang trên đầu.

Sau khi nghi lễ phát tang xong xuôi, người sống sẽ để tang cho người đã mất với các nghi lễ thắp hương, thờ cúng nhang đèn, làm cơm cúng,…cho người mất. Sau khi đã hoàn thành tất cả những nghi lễ cần thiết, hoàn tất việc để tang thì tiến hành nghi lễ xả tang.

Có nên xã tang sớm không
Có nên xả tang sớm không

Nghi lễ này nhằm thông báo với mọi người rằng gia đình đã hết thời gian để tang người mất, có thể hoạt động lại như bình thường. Bên cạnh đó người sống mong người mất không nên quyến luyến nơi trần thế mà sớm siêu thoát, yên nghỉ nơi cuối cùng.

Các hình thức để tang cho gia đình có người mới mất

Có 2 hình thức để tang cho người thân mới mất đó là: đại tang và tiểu tang. Sau khi hoàn thành hết nghi lễ thì mới tiến hành xả tang.

Hình thức đại tang

Nghi lễ để tang theo hình thức đại tang có thời gian khá lâu, kéo dài đến 3 năm sau khi người thân mất đi. Có nơi để tang tính theo ngày tròn 3 năm mới mãn tang. Nhưng cũng có nơi để tang chỉ 27 tháng với suy nghĩ 1 năm ứng với 9 tháng tức là tính ngang bằng với thời gian mang thai, 3 năm là 27 tháng đến đúng ngày mới xả tang.

Người để tang phải có quan hệ huyết thống, gần gũi với người đã mất như con cái, vợ hoặc chồng. Đó là điều đặc biệt của đại tang.

Hình thức tiểu tang

Tiểu tang có thời gian để tang ngắn hơn hẳn so với đại tang, và đối tượng để tang cũng khác biệt hơn. Thời gian để tang theo hình thức tiểu tang tối đa là 1 năm chia thành 4 bậc, tùy theo phong tục truyền thống gia đình mà chọn thời gian để tang và xả tang thích hợp.

Xem thêm: Tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ

4 bậc của tiểu tang gồm cơ niên, đại công, tiểu công và ti ma:

  • Với nghi lễ cơ niên người để tang sẽ để trong 1 năm kể từ ngày người thân quan đời, xả tang sau 1 năm ngày mất của người thân để tưởng nhớ người đã khuất, mong muốn họ ra đi bình an và phù hộ cho con cháu nhiều sự may mắn.
  • Với nghi lễ để tang đại công, chỉ để tang trong vòng 9 tháng rồi xả tang. Người chịu tang là con dâu, con gái, anh chị em họ hàng để tang cho nhau.
  • Với nghi lễ tiểu công, con cái để tang mẹ kế, cha dượng, chị em họ lấy chồng rồi để tang cho nhau, đối tượng này chịu tang trong vòng 5 tháng.
  • Hình thức chịu tang ngắn nhất là ti ma, chịu tang trong vòng 3 tháng, hoàn tất nghi thức thì xả tang. Người chịu tang ti ma là cha mẹ để tang cho con rể, con của cô, cậu, dì, … để tang cho nhau.
Xả tang sớm có tốt không
Xả tang sớm có tốt không

Có nên xả tang sớm hay không?

Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn những phong tục tập quán ngày xưa cũng được lược bỏ bớt cho đỡ rườm rà, số đông sẽ chấp nhận xả tang ngay sau khi hỏa táng hoặc chôn cất người mất để quay lại cuộc sống thường nhật. Hoặc kéo dài thời gian xả tang sau khi cúng 49 ngày cho người mất.

Thực tế thời gian xả tang sớm hay muộn không phạm phải bất cứ điều gì và cũng không phải hành động sai trái hay lỗi đạo. Hơn nữa đôi lúc việc xả tang quay lại với nếp sống hàng ngày cũng là cách để vong linh cảm thấy yên tâm siêu thoát ít quyến luyến hơn. Quan trọng nhất là sự thành kính, lòng thành cái tâm của người còn sống dành cho người mất.

Do đó nếu lo lắng ảnh hưởng đến công việc làm ăn hay để bớt nặng nề hơn bạn có thể chọn xả tang sớm.

Xem thêm: Quách vàng tâm, Quan tài gỗ vàng tâm

Điều kiện xả tang sớm
Xả tang sớm có tốt hay không

Một số lưu ý không nên làm trước khi xả tang đó là:

  • Bởi tang sự vốn là chuyện buồn, không nên tiến hành cưới hỏi, hôn nhân đại sự cho con cháu để tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi trẻ. Bạn có thể lựa chọn xả tang sớm rồi mới tổ chức đám cưới.
  • Tránh khai trương, xây nhà bởi điều này ảnh hưởng đến công việc làm ăn kinh doanh của bạn nhẹ thì hao tốn tiền của gia đạo bất hoà, nặng có thể ảnh hưởng sức khoẻ, thậm chí mất mạng.
  • Không mang thai, sinh con khi chưa xả tang bởi con cái sinh ra hay quấy khóc, chậm lớn và kém thông minh. Nếu lỡ có bé trong thời gian để tang thì cần xả tang sớm rồi sinh bé hoặc thắp hương xin vong linh người khuất mặt xá tội, phù hộ cho đứa bé được khoẻ mạnh, bình an.

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi có nên xả tang sớm hay không? Bài viết chỉ mang tính tham khảo bởi phong tục tập quán của Việt Nam rất đa dạng bạn nên làm theo cách để tang và xả tang của gia đình mình để tránh xảy ra mâu thuẫn, va chạm không cần thiết nhé.

Contact Me on Zalo
error: Alert: Content is protected !!
0984 567 022