Các nghi thức an táng trong tang lễ của người phương Đông như Việt Nam có những tục lệ được truyền từ xa xưa. Đặc biệt các nghi thức này có thể ảnh hưởng đến gia trạch của con cháu tương lai. Trong đó, trùng tang là biến cố mà bất cứ ai cũng không muốn gặp phải. Vậy trùng tang là gì? Cách tính trùng tang và hóa giải đúng cách. Mời bạn tham khảo bài viết sau.
Nội dung bài viết
Trùng tang là gì?
Trùng tang là một trong những hiện tượng khi người đã khuất không đúng số mệnh. Đặc biệt là mất vào ngày giờ không hợp tuổi, không dứt khoát. Chính vì vậy mà sau khi người nhà mất sẽ gia đình sẽ có họa.
Theo đó, sau 3 ngày an táng hay trong vòng 49 ngày mất, thậm chí trong vòng 3 năm có người mất theo thì gọi là trùng tang. Đặc biệt, người mất liên tiếp thì gọi là trùng tang liên táng.
Trùng tang liên táng là một hiện tượng trùng tang nghiêm trọng và có rất nhiều người thân mất theo. Đặc biệt có trường hợp nhân khẩu đông đúc thì sau vài năm sẽ không còn nhiều.
Xem thêm: Người mới qua đời có biết là họ đã chết rồi không?
Do đó người Việt nói riêng hay người Đông Á nói chung đều rất quan tâm đến nghi thức làm lễ khi có người thân qua đời. Trong trường hợp trùng tang thì phải tổ chức các lễ trấn trùng tang để yên ổn cho người dương thế.
Hiện tượng trùng tang có thể nói là một trong những điều bí ẩn tâm linh chưa có giải đáp. Tuy nhiên đây thật sự là hiện tượng đã từng xảy ra ở nhiều gia đình. Chùa Hàm Long tại Bắc Ninh cũng là ngôi chùa nổi tiếng trấn trùng các hiện tượng trùng tang ở nhiều gia đình.
Tính trùng tang như thế nào đúng nhất?
Trùng tang là hiện tượng mà không gia đình nào muốn xảy ra với mình. Để biết rằng khi người thân mất có xảy ra họa trùng tang không thì cần biết cách tính toán cẩn thận và chính xác nhất. Thông thường, khi dựa vào tuổi người mất và ngày giờ mất để tính. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
- Nhập mộ: là kết quả tính chứng minh người mất được an nghỉ, tốt lành và không phạm phải những điều hung hiểm.
- Thiên di: đây là kết quả mà người mất ra đi theo lẽ của trời. Chính vì vậy thuận theo tự nhiên và cũng yên ổn.
- Trùng tang: người mất chưa đúng số đúng mệnh, do đó phải làm lễ trấn trùng tang.
Như vậy, cách tính trùng tang được thực hiện như sau. Đầu tiên bạn cần hiểu các tính khác nhau giữa nam và nữ:
- Nam bắt đầu từ Dần tính theo chiều thuận: Dần – Mão – Thìn – Tị – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi – Tý – Sửu.
- Nữ bắt đầu từ Thân tính theo chiều nghịch: Thân – Mùi – Ngọ – Tị – Thìn – Mão – Dần – Sửu – Tý – Hợi – Tuất – Dậu
Xem thêm: Dịch vụ tổ chức tang lễ tại Nhà Tang Lễ
Tính cung tuổi
Ví dụ trường hợp tính trùng tang ở nam 64 tuổi. Như vậy thì có 10 tuổi cung Dần, 20 tuổi cung Mão, 30 tuổi Thìn, 40 tuổi Tị, 50 tuổi Ngọ, 60 tuổi Mùi, 61 tuổi Thân, 62 tuổi là Dậu, 63 tuổi cung Tuất và cuối cùng 64 tuổi cung Hợi. Như vậy người này mất vào cung Hợi.
Đối với nữ 63 tuổi thì 10 tuổi cung Thân, 20 tuổi cung Mùi, 30 tuổi cung Ngọ, 40 tuổi cung Tị, 50 tuổi cung Thìn, 60 tuổi cung Mão, 61 tuổi cung Dần, 62 tuổi cung Sửu, 63 tuổi cung Tý. Như vậy người này mất vào cung Tý.
Tính cung tháng
Nam thọ 64 tuổi nếu mất vào tháng 4 thì cung tuổi là cung Hợi, tháng 1 là Tý, tháng 2 là Sửu, tháng 3 là Dần, tháng 4 là Mão. Như vậy người này mất vào cung tháng là Mão.
Nữ thọ 63 tuổi và mất vào tháng 4 thì cung tuổi là cung Tý, như vậy tháng 1 là Hợi, Tháng 2 là Tuất, tháng 3 là Dậu, tháng 4 là Thân. Như vậy người này mất vào cung tháng là Thân.
Tính cung ngày
Nam thọ 64 tuổi mất vào tháng 4 và ngày thứ 3 thì cung tuổi là cung Hợi, cung tháng là cung Mão, ngày 1 là ngày Thìn, ngày 2 là ngày Tị, ngày 3 là ngày Ngọ. Cùng ngày của người mất là cung Ngọ.
Nữ thọ 63 tuổi và mất vào tháng 4 ngày thứ 5 thì cung tuổi là cung Tý, cung tháng là cung Thân, ngày 1 là cung Mùi, ngày 2 là cung Ngọ, ngày 3 là cung Tị, ngày 4 là cung Thìn, ngày 5 là cung Mão.
Tính cung giờ
Nam thọ 64 tuổi mất vào tháng 4, ngày thứ 3 là lúc 1 giờ thì cung tuổi là Hợi, cung tháng cung Mão, cung ngày là cung Ngọ, cung giờ là cung Mùi.
Nữ thọ 63 tuổi và mất vào tháng 4 ngày thứ 5 lúc 1 giờ thì cung tuổi là cung Tý, cung tháng là cung Thân, cung ngày là cung Mão, cung giờ là cung Dần.
Như vậy, chúng ta xét nhập mộ, thiên di, trùng tang theo quy tắc: Dần – Thân – Tị – Hợi thì gặp cung trùng tang. Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì gặp cung thiên di. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì gặp cung nhập mộ.
Đối với ví dụ trên thì nam thọ 64 tuổi mất vào tháng 4, ngày thứ 3 lúc 1 giờ thì:
- Cung tuổi: Hợi => trùng tang
- Cung tháng: Mão => thiên di
- Cung ngày: Ngọ => thiên di
- Cung giờ: Mùi => nhập mộ
=> Kết luận: người mất không phạm trùng tang
Đối với ví dụ trên nữ thọ 63 tuổi mất vào tháng 4 ngày thứ 5 lúc 1 giờ thì:
- Cung tuổi: Tý => thiên di
- Cung tháng: Thân => trùng tang
- Cung ngày: Mão => thiên di
- Cung giờ: Dần => trùng tang
=> Kết luận: người mất phạm trùng tang
Ngoài cách tính này ra thì cũng còn có rất nhiều cách tính khác do người xưa để lại. Tuy nhiên cách tính này là phổ biến hơn cả. Vậy khi gặp trường hợp trùng tang thì cần xử lý như thế nào? Hóa giải ra sao? Hãy cùng Tang Lễ Hà Nội tìm hiểu tiếp nhé.
Làm sao để hóa giải trùng tang?
Khi gặp trường hợp trùng tang, người nhà không nên hoảng hốt, chỉ cần biết cách hóa giải đúng theo tâm linh như sau:
Đầu tiên lên chùa nhốt vong linh lại, không cho kéo theo các người thân khác trong gia đình. Sau đó được niệm Phật để sớm ngày siêu độ, cúng cháo thí thực để không bị đói khát, không quấy nhiễu.
Đặc biệt, khi đã nhốt vong vào chùa thì tuyệt đối không lập bàn thờ cúng tại nhà. Phải lên chùa cúng kể cả vào ngày giỗ, lễ,… Sau khi đã cải táng xong và mồ yên mả đẹp thì mới lập bàn thờ tại nhà.
Hy vọng bài viết trên đã giải thích trùng tang là gì và giúp bạn cách tính trùng tang đơn giản. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về trùng tang, hãy liên hệ Tang Lễ Hà Nội để được giải đáp:
- Địa chỉ: 165 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Email: tanglehanoi@gmail.com
- Phone: 0984 567 022