Blog

Các bước cần chuẩn bị cho tang lễ của phong tục Việt Nam

Các bước cần chuẩn bị cho tang lễ

Phong tục, tập quán Việt Nam từ xưa đến nay luôn đa dạng và phong phú với nhiều các lễ nhỏ để tạo thành một lễ lớn hoàn chỉnh. Và các tập tục về lễ tang cũng vậy, sau đây chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về các bước cần chuẩn bị cho tang lễ của người Việt Nam.

Nội dung bài viết

Ý nghĩa của phong tục lễ tang trong văn hóa người Việt

Nhằm thể hiện cho quan niệm tôn quý sinh mạng của con người. Đối với dân tộc Việt Nam thì quý trọng sinh mạng con người đã trở thành mọt chuẩn mực đạo đức đã hình thành và in sâu trong tâm trí người Việt.

Thể hiện tình cảm của gia đình, xóm làng. Vì thế khi trong xóm có nhà có tang, mọi người sẽ thể hiện điều đó qua hình thức phúng điếu, không chỉ vậy còn chia buồn và góp sức cùng chăm lo hậu sự với chủ nhà trong khi họ đang vô cùng bối rối.

Ngoài ra tang lễ còn phản ánh đời sống tâm linh của người Việt Nam. Đối với dan Việt, khi một người mất đi phần hữu hình (cơ thể) sẽ dần mất đi, nhưng phần vô hình (linh hồn) vẫn còn tồn tại và có mối liên hệ với những người còn sống và một thế giới bên kia.

Xem thêm: Nhà tang lễ bệnh viện Đống Đa

Dichj vụ tổ chức tang lễ 24H tại Tp Hà Nội
Dịch vụ tổ chức tang lễ 24H tại Tp Hà Nội

Các lễ cơ bản trong phong tục tang ma của người Việt Nam

Để hoàn thành một lễ lớn hoàn chỉnh của người Việt nam, chúng ta sẽ có rất nhiều lễ nhỏ phức tạp trong đó. Việc này cũng thể hiện được sự kính trọng và thương tiếc của những người ở lại đối với người đã khuất. Vì vậy khi tổ chức tang lễ cần phải nắm rõ các bước cần chuẩn bị cho tang lễ, được thể hiện qua các lễ sau đây.

Lễ mộc dục

Là lễ lau rửa và thay quần áo cho người đã mất, để khi ra đi về một thế giới mới họ sẽ được chỉn chu nhất có thể.

Đầu tiên người thân sẽ phải lau rửa sạch sẽ cho người đã mất bằng rượu trắng hoặc nước lá thơm và cắt móng chân tay, sau đó gói lại và đặt vào quan tài. Để người đã mất trong trạng thái chỉn chu nhất khi ra đi.

Tiếp theo sẽ thay cho người đã mất mộ bộ đồ màu trắng, với người theo Phật thì bộ quần áo sẽ có in dấu nhà Phật hay gọi là lục phù.

Lễ phạn hàm

Với tâm niệm người chết sẽ bước sang một thế giới khác hay đầu thai. Sau khi đã tắt thở, người nhà nhà cần buộc 2 chân lại với nhau, tay đặt lên bụng cho đúng vị trí,  thường sẽ bỏ một nắm gạo và ba đồng tiền vào miệng của người chết.

 Nếu nhà có điều kiện về tài chính thì có thể thay bằng vàng, ngọc với ý nghĩa là ăn no hay để đi qua đò. Cuối cùng là phủ một tờ giấy hoặc mảnh vải trắng lên mặt. Giăng màn, thắp đèn dầu hoặc đèn cầy ở đầu giường và thay nhau túc trực.

Đặc biệt, không để chó mèo nhảy qua vì luồng điện dương của chó mèo sẽ tác động một hấp lực của luồng điện âm còn tích tụ trong cơ thể người chết có thể dẫn đến hiện tượng cảm ứng điện trường, tạo ra một dòng điện cực mạnh làm người chết bật dậy.

Còn theo giải thích mang hơi hướng tâm linh của dân gian, chó mèo nhảy qua sẽ làm cho hồn nhập xác trở lại gọi là hiện tượng quỷ nhập tràng.

Chuyên tổ chức tang lễ 24/24 tại Hà Nội
Chuyên tổ chức tang lễ 24/24 tại Hà Nội

Lễ tẩm liệm

Lễ tẩm liệm được chia thành 2 lễ nhỏ hơn là tiểu liệm và đại niệm. Đối với tiểu liệm, người thân sẽ bọc người đã mất theo kiểu một dọc ba ngang.

Còn với đại niệm, sẽ bọc vải một lần theo chiều dọc và năm lần theo chiều ngang sau đó đưa vào quan tài.

Con cháu phải đi chân không và người con trưởng trong gia đình phải săn sóc quan tài trong lúc làm lễ tẩm liệm.

Lễ nhập quan

Sau khi đã liệm xong, người ta sẽ xem ngày giờ để bắt đầu di chuyển thi thể vào quan tài và lập bàn thờ vong.

Điều này thể hiện cho sự mong muốn cầu khấn cho linh hồn người đã mất mau được siêu thoát về miền cực lạc.

Bàn thờ vong thường sẽ để trong 49 ngày, khi hết thời hạn, cần phải tiễn vong vào bài vị để lúc nào cũng nghe niệm Phật.

Để lập bàn thờ vong, cần chuẩn bị:

  • Một chiếc bàn thờ nhỏ vừa đủ dùng, tuy chỉn chu nhưng không cần quá cầu kỳ vì sau 49 ngày sẽ lập một bàn thờ chính thức khác trang trọng, lớn và cầu kỳ hơn.
  • Chuẩn bị lư hương, nhang đèn, bình hoa, bài vị/ di ảnh, rượu, trái cây cúng,..
  • Sau khi đã lập bàn thờ xong, tiếp theo cần phải nhập vị người đã mất, để họ không đi quanh quẩn ra khỏi nhà, bị lưu lạc mãi không tìm được đường về.
  • Con cháu phải ngồi hầu linh cữu, vào mỗi sáng hay chiều sẽ làm lễ triêu điện và tịch điện (cúng cơm cho người chết).

Lễ phát tang

Tang phục sẽ dựa trên ngũ phục mà tạo ra gồm: Khăn, áo, mũ, thắt lưng và gậy được để tại bàn thờ linh cữu. Có quy định rõ ràng về cách thức để tang tùy theo thứ bậc và mối quan hệ với người đã mất. các thành viên sẽ nhận tang phục trước linh tọa.

Tang Lễ Hà Nội Chuyên Nhận Tổ Chức Tang Lễ 24H tại Tp Hà Nội
Tang Lễ Hà Nội Chuyên Nhận Tổ Chức Tang Lễ 24H tại Tp Hà Nội

Lễ chuyển cữu

Là lễ để di chuyển quan tài tới từ đường để bái yết tổ tiên, trưởng tộc sẽ là người khấn với tổ tiên để thông báo người đã khuất tới yết tổ.

Trên đường di chuyển tới từ đường, người ta sẽ rải tiền vàng âm phủ để ‘lót đường” cho quỷ thần và những linh hồn oan khuất để vong hồn người thân không bị quấy rối.

Lễ hạ huyệt

Trước khi bắt đầu hạ huyệt, người thân sẽ cúng thổ thần trước để xin phép được đưa quan tài xuống lòng đất, nơi an nghỉ. 

Sau khi cúng xong, người ta mới được hạ huyệt, huyệt đào theo hướng mà thầy cúng đã chỉ bảo. tới đúng giờ hoàng đạo, người ta sẽ hạ linh cữu xuống huyệt.

Tiếp theo đó sẽ rước bài vị người quá cố về nhà đặt lên bàn thờ và làm lễ phản khốc, khi chôn cất xong thì lạy người chết 4 lạy.

Dịch vụ tổ chức tang lễ 24/24 tại Hà Nội
Dịch vụ tổ chức tang lễ 24/24 tại Hà Nội

Các lễ sau khi đã an táng

  • Lễ mở cửa mộ: thực hiện sau khi đã an táng 3 ngày, người nhà sẽ sửa sang hoặc làm nhà mộ
  • Lễ thất tuần: hay còn gọi là cúng thất, thực hiện sau khi mất 49 ngày, có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc ở chùa.
  • Lễ tốt khốc: thực hiện sau 100 ngày, người nhà sẽ thôi khóc và thôi cúng cơm mỗi ngày.
  • Lễ tiểu tường: Là lễ giỗ đầu tiên của người đã mất, đồng thời cũng sẽ mãn tang cho người ngoại thân như: con rể, con gái đã lấy chồng,…
  • Lễ đại tường:  là lễ giỗ người đã mất sau 3 năm, đồng thời cũng sẽ mãn tang cho người nội thân: con trai, con dâu,…

Ngày nay, các lễ, các bước cần chuẩn bị cho tang lễ đã dần trở nên thoáng, bớt khắc khe hơn. Nhưng các bước cơ bản vẫn phải được giữ lại để thể hiện rõ sự kính trọng đối với những người đã mất.

Khi gia đình có người không may qua đời, bối rối là điều không thể tránh khỏi của những người ở lại. Vì vậy mọi người có thể hỏi xin từ vấn từ thầy cúng và các dịch vụ lễ tang để tang lễ được hoàn thiện và chỉn chu.

Contact Me on Zalo
error: Alert: Content is protected !!
0984 567 022