Blog

Phong tục thờ cúng người mới mất

Phong tục thờ cúng người mới mất bạn cần biết

Người Việt có nét văn hóa với phong tục thờ cúng người mới mất nhằm giữ gìn được giá trị dân gian, đồng thời tưởng nhớ và ghi ơn những người đã sinh ra mình, để thương nhớ và dành trọn tình yêu thương cho người đã khuất. Đặc biệt, mỗi gia đình tôn giáo cũng có những cách cúng cơm riêng cho người mới mất.

Nội dung bài viết

Ý nghĩa của phong tục thờ cúng người mới mất

Thờ cúng người mới mất là phong tục được lưu truyền qua rất nhiều đời, từ đó đúc kết thành những phương pháp riêng như hiện nay.

Đây được xem là một trong những phong tục mang màu sắc thiêng liêng và có giá trị tinh thần rất lớn đối với con người. Sau khi người thân mất sẽ được an táng chu toàn và cẩn thận, người thân sẽ tiến hàng cúng cơm cho vong linh.

Thông thường hình thức cúng sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tín ngưỡng riêng của gia đình, tôn giáo, khu vực, dân tộc,… Do đó, khó có thể nói rằng cúng cơm cho người mới mất có riêng một phương pháp để áp dụng. Thông thường những người lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm sẽ hiểu rõ nhất về phong tục thờ cúng người mới mất.

Cơm dâng lên bàn thờ phải đầy đủ sắc vị, bát cơm khi úp đầy có ý nghĩa thương tiếc và nhớ nhung những người đã khuất, thể hiện lòng yêu thương không thể nói ra đối với người đã khuất, từ đó giúp người đã khuất hiểu được tấm lòng và sự yêu thương của người thân, gia đình.

Đối với những người theo đạo Phật, họ cũng thường sẽ đốt theo vàng mã để giúp cho người thân yêu thương của mình có đầy đủ tiền vàng, áo quan, ngựa xe và mũ miện. Điều này là mong muốn cho người thân sẽ không phải chịu khổ khi đến cõi âm nữa, mà được sung sướng và an bình nhất.

Xem thêm: Nghi thức an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên

Thờ cúng người mới mất
Thờ cúng người mới mất

Bên cạnh ý nghĩa cho người thân, ý nghĩa cho người mới mất thì việc thờ cúng người mới qua đời còn có thể giúp cho con cháu làm ăn tốt, hanh thông trong công việc, thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt cúng cơm đủ đầy nhằm mong muốn người mới mất phù hộ độ trì cho cả gia đình được bình an, nhiều may mắn trong cuộc sống cõi dương thế.

Như vậy, có thể nói rằng phong tục thờ cúng người mới mất có nhiều ý nghĩa khác nhau với nhiều người, gia đình. Nhưng tóm lại, ý nghĩa nhất vẫn chính là giá trị nhân văn thương nhớ cội nguồn mà ông cha ta đã để lại, từ đó giúp chúng ta kế thừa và phát huy tinh thần nhân văn trong cộng đồng.

Thủ tục cúng cơm cho người mới mất như thế nào?

Như đã nói ở trên, việc thờ cúng còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây chỉ là tài liệu mang tính chất tham khảo, có thể không phù hợp với một số tôn giáo và dân tộc khác nhau. Do đó bạn có thể chọn làm theo hoặc nhờ ý kiến từ những người lớn tuổi, có kinh nghiệm cúng cơm cho người mới mất nhé.

Khấn đọc văn

Bài khấn văn là một trong những nghi thức đầu tiên, đôi khi có rất nhiều cách khấn khác nhau. Đối với người công giáo thì thường tổ chức các buổi đọc kinh cầu nguyện cho người mới mất. Đối với Phật Giáo thì thường có nhiều bài khấn khác nhau.

Để biết chính xác cũng như dễ dàng theo dõi và theo bài kinh rõ ràng, quý khách có thể tìm kiếm thông tin trên rất nhiều diễn đàn, tin tức. Với những người không theo đạo thì chỉ cần khấn xin ông thổ ông công cho vong linh vào nhà ăn cơm, chắp tay và khấn xin với lòng thành khẩn nhất.

Tục thờ cúng cho người mới mất của Việt Nam
Tục thờ cúng cho người mới mất của Việt Nam

Cúng cơm người mới mất

Khi thực hiện cúng cơm người mới mất, tiêu chí quan trọng cũng là hạn chế bày vẽ gây tốn kém. Chính vì vậy, bạn cũng nên cúng không quá phức tạp. Đầu tiên, cần làm một bữa cơm nhỏ.

Hãy chuẩn bị 3 bát cơm, dàn thành hàng ngang và đặt đôi đũa lên bát cơm ở giữa. Bát cơm này thường phải đầy nhất (có dùng dùng 2 chén cơm đầy nén lại với nhau, 2 bát cơm bên cạnh sẽ dành cho tả hữu thần quang. Bởi có 2 chén cơm 2 bên là để tránh các cô hồn dạ quỷ tranh cơm với người đã mất.

Tiếp theo, gia chủ cũng cần chuẩn bị: 1 quả trứng luộc bóc vỏ sạch, 1 thìa muối trắng, 1 bát canh kèm thìa đặt lên, 1 chén nước sạch lên mâm cơm cúng. Sau đó gia chủ xắt 7 lát gừng đặt lên với người mất là nam, 9 lát với người mất là nữ. Bởi theo quan niệm từ xa xưa, nếu mâm cơm có đủ cơm, muối và nước thì mới chuẩn và đủ đầy.

Sau khi thực hiện phong tục thờ cúng người mới mất thì chúng ta vẫn tiếp tục duy trì cúng cơm hoặc thờ cúng hằng ngày cho người đã khuất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết hướng dẫn cúng cơm hoặc thờ cúng hằng ngày cho người đã khuất.

Cúng cơm hằng ngày cho người đã khuất

Sau khi đã thực hiện cúng cơm trong 100 ngày, gia chủ tiếp tục duy trì cúng cơm cho người đã khuất. Gia chủ có thể thực hiện cúng cơm, thờ cúng bằng cách mời sư thầy về tụng kinh (đối với nhà theo đạo Phật). Hoặc gia chủ cũng có thể tự niệm kinh trước bàn thờ người đã khuất.

Lưu ý đặc biệt là trong 49 ngày đầu thường nên cúng đồ chay cho người đã khuất, không nên cúng đồ mặn. Điều này giúp cho người ra đi được thanh tịnh, dễ dàng siêu thoát và không mang nhiều tội nghiệp trong người.

Một trong những lưu ý nữa chính là LÀM LỄ KHAI YẾT HẦU CHO NGƯỜI MẤT. Thông thường, người mới mất chỉ là bóng mờ sương nên chắc chắn sẽ không hấp thụ và thưởng thức được món ăn, để làm điều này thì gia đình phải làm lễ khai yết hầu cho vong linh.

Xem thêm: Có nên thắp hương vòng cho người mới mất không?

Phong tục thờ cúng cho người mới mất chúng ta nên biết
Phong tục thờ cúng cho người mới mất chúng ta nên biết

Lưu ý khi thực hiện phong tục thờ cúng người mới mất

Khi tiến hành phong tục thờ cúng cho người mới mất, bạn cũng cần phải lưu ý đến một số điều sau:

Mâm cơm cúng cho người mới mất không được đặt trực tiếp lên bàn thờ, cũng không đặt dưới đất. Phải chọn vị trí thích hợp, chuẩn bị một chiếc bàn thấp hơn bàn thờ một chút là được.

  • Cần lau rửa bàn thờ bằng nước gừng trước khi đặt đồ thờ cúng lên bên trên
  • Cần phải cúng đủ cơm, muối, nước trong 100 ngày liên tục
  • Sau 49 ngày thì phải có thêm có đồ ăn như: rượu, thịt, đồ xào,…
  • Đồ ăn cúng không được phép nêm nếm trong quá trình nấu ăn
  • Sau khi hương đã tàn thì gia chủ mới được đưa đồ ăn xuống
  • Đặc biệt, không thắp các món như xôi đậu đen, riêu ốc, riêu cua

Trên đây là những chia sẻ về phong tục thờ cúng người mới mất của Tang Lễ Hà Nội. Đây là một tín ngưỡng tốt, có nét truyền thống văn hóa. Vì vậy, bạn hãy giữ gìn và phát huy tính nhân văn, ý nghĩa của những buổi cúng cơm người đã khuất nhé.

Contact Me on Zalo
error: Alert: Content is protected !!
0984 567 022