Blog

Nghi thức an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên

An nhập lư hương lên bàn thờ gia tiên

An nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên là nghi thức được thực hiện sau 49 ngày cho bàn thờ người mới mất, để không phạm phải những điều cấn kỵ khi thực hiện nghi thức chuyển bàn thờ sau 49 ngày, gia chủ cần nắm được toàn bộ quy tắc cần thực hiện trong nghi thức này.

Nội dung bài viết

Nghi thức an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng sau khi hết 49 ngày, người thân trong gia đình có cần thực hiện nghi thức gì không? Nếu có thắc mắc như vậy thì câu trả lời cho bạn là có.

Theo quan niệm dân gian, sau lễ cúng 49 ngày, gia đình phải thực hiện nghi thức chuyển bàn thờ hay còn gọi là an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên.

Nghi thức này được thực hiện để đưa vong linh người mới mất về với ông bà, tổ tiên, không còn cô quạnh 1 mình tại bàn thờ vong.

Ông bà ta đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chính vì vậy khi thực hiện nghi thức này, gia chủ cần chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng và tỉ mỉ trong việc di chuyển bàn thờ.

Từng bước trong nghi thức an nhập hương linh lên bàn thờ gian tiên phải được thực hiện nghiêm túc để người đã khuất có thể nhanh chóng đoàn tụ với ông bà, tổ tiên.

Xem thêm: Lập bàn thờ vong cho người mới mất

Lễ an nhập lư hương lên bàn thờ gia tiên
Lễ an nhập lư hương lên bàn thờ gia tiên

An nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên cần chuẩn bị những gì?

An nhập hương linh người đã khuất lên bàn thờ gia tiên là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, dưới đây là những thứ gia đình cần chuẩn bị cho nghi thức này để nghi thức diễn ra nghiêm túc và thuận lợi nhất.

Chọn ngày lành 

Việc chọn ngày để an nhập hương linh người đã khuất lên bàn thờ gia tiên là công việc rất quan trọng, cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để nghi thức chuyển bàn thờ diễn ra thuận lợi.

Theo quan niệm của người xưa, vận mệnh của con người trong từng ngày sẽ khác nhau, đây chính là lý do vì sao việc coi cung hoàng đạo, tử vi, tuổi, ngày tháng,…để chọn ngày tốt để an nhập hương linh người đã khuất lên bàn thờ gia tiên rất quan trọng.

Gia chủ có thể chọn ngày bằng cách tự xem sách tử vi, hoặc mời thầy phong thủy hoặc thầy cũng để chọn ngày cho chính xác.

Chuẩn bị mâm lễ

Ngoài việc chọn ngày thì gia chủ cũng cần tham khảo những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm lễ trong ngày an nhập hương linh người đã khuất lên bàn thờ gia tiên.

Dưới đây là những lễ vật mà bạn cần chuẩn bị:

  • 1 con gà luộc
  • 1 dĩa xôi ( có thể nhiều hơn)
  • Mâm ngũ quả
  • 1 chai rượu trắng
  • 1 lọ hoa tươi
  • Tiền vàng (3 lễ tiền vàng + 1 đinh lễ tiền vàng)
  • 3 lá trầu têm sẵn
  • 1 chén nước sạch, 1 chén muối, 1 chén gạo
  • 2 bộ đồ cúng, cũng vàng, cũng đỏ, phải có đầy đủ mũ, hài, hia, kiếm
  • 2 con ngự agiaasy, vàng và đỏ.
  • Sớ cúng

Để nghi thức chuyển bàn thờ sau 49 ngày diễn ra thuận lợi, ngoài việc chuẩn bị mâm lễ, chọn ngày tốt, bạn cũng nên liên hệ với những người có kinh nghiệm như thầy cúng, nhà sư,…để hỗ trợ thực hiện nghi thức này.

Lễ an nhập lư hương lên bàn thờ tổ tiên
Lễ an nhập lư hương lên bàn thờ tổ tiên

Xử lý bát hương như thế nào sau khi an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên?

Có khá nhiều tranh cãi về việc xử lý bát hương sau khi chuyển bàn thờ, xử lý thế nào để không phạm thượng, vì theo quan niệm dân gian, bát hương chính là nơi ở của vong, do đó cần xử lý bát hương phải thật thành tâm và kính cẩn để không làm vong tức giận.

Với những bát hương cũ, gia chủ có thể chôn hoặc thả trôi sông. Riêng với quan niệm của đạo Phật thì vong không ngự tại bát hương, vì vậy không có thủ tục bốc bát hương.

Sau khi thả trôi sông hoặc đem chôn bát hương, gia chủ cần sắp xếp bàn thờ theo lối đơn giản, không nên quá lòe loẹt hay cầu kỳ.

Ngoài việc xử lý bát hương cẩn thận sau khi chuyển bàn thờ thì dưới đây cũng là những lưu ý liên quan đến việc thờ cúng sau khi chuyển bàn thờ 49 ngày:

Khi dọn dẹp và làm vệ sinh bát nhang, nên cẩn trọng, làm bằng tấm lòng thành kính, tránh làm phật lòng người đã khuất.

Không nên đặt bèn thờ đối diện hoặc bên dưới nhà vệ sinh, ngoài ra cũng không nên đặt bàn thờ trước cửa hay trong phòng ngủ.

Trên đây là những giải đáp xoay quanh vấn đề xử lý bát hương cũ cũng như lưu ý khi đặt bàn thờ, với những phong tục truyền thống về vấn về thờ cúng vong linh người đã khuất và tổ chức tang lễ, gia đình cần thực hiện thành tâm, tránh việc không nghiêm túc vì sẽ làm buồn lòng người đã khuất.

Lễ an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên
Lễ an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên

Giải bàn thờ vong sau khi an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên

Sau khi an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên ( chuyển bàn thờ sau 49 ngày), bàn thờ vong lúc này không cần dùng đến nữa.

Để lấy lại không gian trước khi lập bàn thờ vong, cần phải giải bàn thờ vong, cách đơn giản nhất để thực hiện điều này chính là tận dụng bàn thờ vong dùng để thờ tạm những thứ có thể dùng được, những thứ không dùng tới có thể đốt bỏ.

Sau khi giải bàn thờ vong, cần quét dọn sạch sẽ khu vực này, gia đình nên ăn chay thường xuyên cũng như ăn chay niệm phật để tạo thêm phước lành cho người mới mất.

Những ngày giỗ đầu, cúng 100 ngày, mãn tang,…đều nên cúng đồ chay, đây là cách tránh tạo nghiệp xấu và nghiệp sát sanh cho người mới mất.

An nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên được coi là nghi thức cực kỳ quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt nam, hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo nhất để thực hiện nghi thức này.

Để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích cho việc tổ chức tang lễ và phong tục thờ cúng tại Việt Nam, hãy thường xuyên theo dõi các bài viết từ Tang lễ Hà Nội.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy trình tổ chức tang lễ cũng như cách thờ cúng trong tang lễ, hãy liên hệ ngay với Tang lễ Hà Nội, chúng tôi sẽ giúp bạ giải đáp mọi thắc mắc một cách tận tình.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 165 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 0984 567 022
  • Email: Tanglehanoi1@gmail.com
  • Website: Tanglehanoi.net
Contact Me on Zalo
error: Alert: Content is protected !!
0984 567 022