Blog

Vì sao không nên xả tang sau khi vừa chôn người mới mất?

Vì sao không nên xả tang

Sau khi đã hoàn thành xong các thủ tục của tang lễ, vẫn có nhiều gia đình không biết đã xả tang cho người mới mất sau khi đã đem chôn cất xong xuôi. Việc làm này được xem là một trong những điều kiêng kỵ từ xưa đến nay, còn mang ý nghĩa mong người qua đời sớm siêu thoát. Rõ ràng là một ý nghĩa tốt nhưng tại sao vẫn không nên xả tang sau khi vừa chôn người mới mất? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết rõ lý do nhé!

Nội dung bài viết

Xả tang là gì? 

Xả tang là hình thức thông báo tang lễ đã hết, còn được hiểu theo nghĩa là tưởng nhớ đến người đã mất mong họ không cần luyến tiếc đến trần thế mà sớm yên nghỉ, phù hộ cho con cháu sau này. Thời gian xả tang không được ấn định là bao nhiêu ngày như lễ cúng cho người mất, mà thường trong lễ xả tang được chia ra làm 2 tang lễ nhỏ gồm: đại tang và tiểu tang.

Đại tang dành cho người thân của người mất có quan hệ ruột thịt máu mủ với nhau trong gia đình, thời gian kéo dài đến 3 năm. Còn tiểu tang dành cho họ hàng người thân (cô, chú, bác,…) có quan hệ với người mất ở hai bên nhà nội hoặc ngoại. Trong tiểu tang được chia nhỏ ra thành: đại công (9 tháng), tiểu công (5 tháng), ti ma (3 tháng). 

Lý do không nên xả tang sau khi chôn người mới mất

Việc xả tang cho người mới mất còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của việc xả tang và việc xả tang ngay sau khi chôn người mới mất. Thật chất, xả tang ngoài việc chấp nhận sự ra đi mãi mãi của người khuất mà còn thể hiện mong muốn người mất hãy ra đi được yên nghỉ không cần quan tâm đến chuyện thế gian. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng xả tang đều được, vậy lý do không nên xả tang sau khi vừa chôn người mới mất là gì?

Tang ở đây là tang thương, nghĩa là cha mẹ/ ông bà sau khi đã rời xa con cái, con cháu vĩnh viễn hoặc ngược lại. Ý nghĩa còn thể hiện là sự tiếc nuối của một ân tình của người đã khuất đã dành nhiều tình cảm cho con cháu của mình. 

Không nên xả tang ngay còn là sự thể hiện người sống vẫn biết ơn, còn nghĩ đến cái nghĩa, cái tình của người mất đã làm cho mình khi còn sống. Họ vẫn luôn nghĩ và giữ trong lòng những điều mà người đã khuất đã làm cho mình và họ không chối bỏ hoặc quên đi.

Việc xả tang ngay sau khi chôn người mới mất được nhiều người quan niệm là không tôn trọng người mất hay là không nghĩ về ơn nghĩa của người mất trước lúc chết. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chưa hoàn toàn đúng nếu như họ xả tang ngay sau khi chôn người mới mất nhưng lại làm lễ cúng rất đàng hoàng, cứ mỗi dịp cúng đều chuẩn bị chu đáo thì quan niệm này không hoàn toàn đúng.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ bán áo sơ mi đen tang lễ tại Hà Nội

Lý do không nên xã tang
Lý do không nên xã tang

Sau khi chôn người mất cần làm lễ cúng 49 ngày hoặc 100 ngày tùy vào vùng miền, lúc này vẫn chưa xả tang vì người thân vẫn phải lo làm lễ cúng tang nhằm đem công đức hồi hướng cho người khuất, mong người mất sớm từ bỏ việc lưu luyến trần gian mà yên nghỉ. Nếu xả tang ngay, thì người mất sẽ cảm thấy tổn thương và còn lưu luyến trần gian không yên nghỉ được. 

Thời gian xả tang ở những vùng miền sẽ khác nhau có thể là 1 tháng, 5 tháng, 1 năm, sau 49 ngày cúng,… tuy nhiên không có bất cứ quan niệm nào yêu cầu cần xả tang ngay sau khi chôn người mới mất mà vẫn chưa làm lễ cúng tang. Việc xả tang là hình thức đã hoàn thành xong mọi thủ tục tang lễ cũng như việc cúng tang, như vậy xả tang trước khi cúng còn thể hiện là bạn không có nghĩ đến ơn nghĩa của người mất.

Như vậy, việc xả tang không phải lúc nào cũng tốt nhất là không đúng thời điểm để xả tang. Việc xả tang xong mới làm mâm cơm cúng cho người mất cũng là điều kiêng kỵ và không mang lại ý nghĩa. Vậy thời điểm nào nên xả tang cho người mới mất?

Những quan niệm sai lầm về việc xả tang cho người mất

Việc xả tang là hình thức chấp nhận sự ra đi mãi mãi của người mới mất trong gia đình, họ hàng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người lại nghĩ phải xả tang sau khi vừa chôn người mới mất để tránh những điều xui xẻo trong làm ăn hay học tập. Vậy đó có phải là quan niệm đúng đắn không? Thực chất, đây là quan niệm sai lầm và việc không xả tang liền sau khi chôn người mới mất vẫn không làm ảnh hưởng gì đến chất lượng công việc cũng như những điều may mắn hoặc xui xẻo kéo đến.

Có nhiều người vẫn còn giữ tâm lý chung khi không được xả tang ngay sau khi vừa mới chôn cất người thân. Họ sợ những việc xui xẻo, không may mắn, những việc không như ý muốn trong học tập hoặc làm ăn đều kéo đến khiến họ gặp nhiều bất trắc khi bắt tay vào làm việc. Ngoài ra, việc không xả tang ngay còn khiến họ không thể làm nhiều việc hệ trọng sắp tới như: thăng quan tiến chức, cưới hỏi, thi cử, công ăn việc làm, địa vị, sự nghiệp, quyền lực,… đều không đạt được như ý muốn mà còn không gặp nhiều may mắn khi làm các việc hệ trọng. 

Thực chất, việc thọ tang hay xả tang chỉ là phong tục tập quán mà từ người xưa để lại cho tới bây giờ. Việc không thọ hay xả tang ngay khi chôn cất người mới mất không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống thường ngày của bạn. Mà việc thọ hay xả tang đều chỉ là những hình thức cúng bái, chỉ thể hiện sự biết ơn của người sống dành cho người mới mất chứ không có làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người có tang. Những sự thăng tiến trong công việc hoặc học tập là nhờ sự nỗ lực, cố gắng mà đạt được chứ không liên quan đến việc không xả tang mà gặp xui xẻo.

Xả tang

Thời điểm nên xả tang cho người mất

Hiện tại, việc xả tang không ảnh hưởng đến công ăn sự nghiệp của người thân có quan hệ với người mất. Vậy thời điểm nào nên xả tang cho người mất là thích hợp nhất? Theo thời xưa là phải để 2 năm con cái có quan hệ mật thiết với người mất mới được xả tang, tuy nhiên trở về những năm hiện nay ngày nay thì việc xả tang đã rút ngắn lại nhằm không làm ảnh hưởng đến nhiều việc hệ trọng của con cái như: cưới hỏi, thi cử,… mà thời gian xả tang được rút ngắn chỉ còn 49 ngày.

Thời gian xả tang còn tùy thuộc nhiều yếu tố như: phong tục tập quán theo vùng miền, theo ý muốn của gia đình người mất,… mà thời gian xả tang có thể khác nhau. Nhưng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay con cháu sau khi tang lễ cho người mất phải làm lễ cúng 49 ngày hoặc để sang đến 49 ngày mới được xả tang. Điều này thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với người mới mất. 

Việc để tang hay xả tang không quan trọng về mặt hình thức mà quan trọng người thân vẫn nghĩ đến, vẫn nhớ đến người mới mất với tâm hiếu thảo mọi việc làm vẫn nghĩ đến lợi ích cho người mất như: an chay, làm việc thiện để hồi hướng cho người mất,… chứ không phải còn để tang mà vẫn nghĩ đến việc tranh chấp tài sản của người mất thì cũng không nên. 

Tóm lại, việc xả tang sau khi vừa chôn người mới mất còn tùy vào quan niệm của nhiều người theo từng hoàn cảnh, vùng miền khác nhau mà việc xả tang sẽ không đồng nhất. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến là không nên xả tang ngay sau khi chôn mà phải để làm lễ cúng 49 ngày rồi mới xả tang. Vậy theo bạn có nên xả tang ngay khi chôn không? Hãy để lại ý kiến cho chúng tôi biết nhé!

Contact Me on Zalo
error: Alert: Content is protected !!
0984 567 022