Lập bàn thờ vong là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Điều này giúp chúng ta luôn tưởng nhớ, ghi ơn và khắc sâu vào tâm trí về một phần không thể thiếu đã tồn tại trong gia đình của mỗi chúng ta. Sống trọn nghĩa vẹn tình là điều không thể thay thế. Vậy cùng Tang Lễ Hà Nội tìm hiểu những lưu ý khi lập bàn thờ vong nhé!
Xem thêm: Quách gỗ vàng tâm, Quan tài gỗ vàng tâm
Nội dung bài viết
Hiểu như thế nào về việc lập bàn thờ vong
Khi người mới mất thì việc lập bàn thờ vong là việc làm vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng trong nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt ta. Bàn thờ vong dành cho người mới mất có thể là một cỗ bàn hoặc dùng tủ để trưng bày bát hương, nhang đèn và những vật phẩm thiết yếu đảm bảo đầy đủ.
Bàn thờ vong là nơi sẽ đặt di ảnh người chết, bài vị gọi hồn họ nhập vào đó, ở đó và trở nên linh thiêng, được người thân thờ phụng. Đồng thời bàn thờ vong cũng là nơi trú ngụ tạm thời khi người chết vừa lìa xa dương thế.
Với những người con xa xứ thì việc lập bàn thờ vong còn mang nhiều ý nghĩa, vừa cầu khấn cho linh hồn siêu thoát, vừa để con cháu có dịp tưởng nhớ nơi đất khách quê người xa xôi. Khi lập bàn thờ vọng cha mẹ, thì mỗi dịp lễ tết, cúng giỗ, con cháu lại tề tựu đông đủ tại nhà con trai trưởng để cúng lễ cho ông bà tổ tiên.
Nếu vong linh người quá cố linh thiêng sẽ về cùng con cháu sum họp, chia sẻ và tạo sự gắn kết không thể xa rời giữa hai thế giới âm dương dù muôn trùng cách biệt. Thế nhưng tình cảm gắn bó sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong lòng con cháu đời đời sau.
Ý nghĩa của những lưu ý khi lập bàn thờ vong
Con người vốn dĩ vô thường trước quy luật tự nhiên của tạo hóa. Đã là kiếp người thì sinh ra và mất đi không có gì đáng sợ, ai rồi cũng phải trải qua con đường trở về với cát bụi mà thôi. Thế nhưng nhằm tưởng nhớ và ghi nhận những công ơn, tình cảm mà người sống dành cho người đã mất là việc lập bàn thờ vong. Hãy cùng Tang Lễ Hà Nội tìm hiểu ý nghĩa khi lập bàn thờ vong nhé!
Mang đạo nghĩa, tình thân
Người Việt Nam ta vốn trọng nghĩa, trọng tình và đã thấm đẫm trong văn hóa từ muôn đời nay. Khi gia đình không may có người thân mất là nỗi đau đớn vô cùng lớn, không thể diễn tả thành lời. Dù người mất là già hay trẻ, ở địa vị ra sao thì cũng để lại cho người sống nỗi hụt hẫng về sự mất mát quá lớn.
Sau khi chôn cất, an táng mọi sự được chu toàn thì gia đình tang chủ cần phải thờ cúng, lễ nghi sao cho chu đáo, vẹn toàn. Điều này vừa tạo phước đức cho con cháu, vừa giúp người quá cố vong linh nhanh được siêu thoát về với thế giới cực lạc, an nghỉ nơi suối vàng tịch diệt.
Cầu nguyện và gọi vong người chết trở về
Theo phong tục khi người chết tắt nghỉ, thì sau 1 giờ đồng hồ phải gọi vong về để nhập liệm. Điều này vô cùng quan trọng, nếu không may người chết mất ở bệnh viện hay trên đường thì việc gọi vong về sẽ tránh được những điềm xấu về sau ảnh hưởng đến gia đình.
Sẽ thật thương xót cho những gia đình nào có người thân đột ngột ra đi, chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng nào về mặt tâm lý, không kịp chuẩn bị gọi hồn. Những vong linh này sẽ không thể trở về nhà, không được thờ tự đầy đủ, trở thành những vong hồn vương vất, không chốn tựa nương.
Sau khi an táng người chết sẽ được lập bàn thờ riêng trong gian thờ mà chưa được cùng thờ tự cùng ông bà, tổ tiên. Vì theo quan niệm, ma mới đang còn nặng mùi ám khí, chưa được sạch sẽ, không thể phạm húy khi thờ cúng tổ tiên.
Những lưu ý khi lập bàn thờ vong là gì
Người sống đã rất là quan trọng nhưng cần chu toàn cho người chết càng quan trọng hơn theo quan niệm của cha ông xưa. Vì vậy việc lập bàn thờ vong cần có những lưu ý kỹ càng để tránh những điều không may sẽ xảy đến. Cùng Tang Lễ Hà Nội tìm hiểu những lưu ý khi lập bàn thờ vong sau đây nhé!
Chú ý đến cách bài trí bàn thờ vong chuẩn phong thủy
Điều này sẽ vô cùng quan trọng vừa tạo không gian bàn thờ thông thoáng, vừa tạo sự ấm cúng trong không khí lạnh lẽo của gia đình vừa có người mất. Cách bài trí không cần quá rườm rà, làm đơn giản nhưng chỉn chu. Các vật phẩm bao gồm một bát hương, ảnh thờ, lọ hoa, ngọn đèn dầu, 5 chén nước.
Trong vòng 49 ngày kể từ ngày mất, người thân trong gia đình luôn thắp hương, cơm canh để cúng cho người chết trước khi gia đình dùng bữa. Bởi theo quan niệm, đây là khoảng thời gian, người chết còn lưu luyến người thân chưa thể tách rời. Lúc này, hồn vía còn nặng, âm khí còn nhiều chưa thể siêu thoát, vẫn còn luẩn quẩn quanh nhà, ở nơi khi còn sống họ thường lui tới.
Sẽ rất khó chấp nhận việc mất đi người thân, đôi khi tưởng chừng mọi thứ chỉ như một giấc mơ buồn. Để khi tỉnh giấc mọi thứ vẫn được an yên, làm như vậy để chúng ta có thể xoa dịu đi nỗi đau vì sự mất mát.
Khi nào thì chuyển bát nhang lên bàn thờ tổ tiên
Đã có rất nhiều quan niệm sai lầm mà các gia đình thường mắc phải khi di chuyển bát nhang. Có gia đình chỉ sau 49 ngày cho người mất đã rước bát hương cùng di ảnh lên bàn thờ tổ tiên. Đây là sai lầm vô cùng đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết. Vì theo phong tục xưa người quá cố phải được thờ riêng sau 27 tháng, khi đắp mã tròn thì mới di chuyển bát hương lên bàn thờ gia tiên nhé!
Nếu gia đình có bàn thờ gia tiên thì sau 27 tháng sẽ được đưa di ảnh và bát nhang của người quá cố lên bàn thờ chung với gia tiên nhưng đặt ngay ngắn ở hàng dưới. Bàn thờ và các đồ thờ riêng sẽ được loại bỏ.
Vì sao cần lập bàn thờ vong cho người thân mới mất
Sẽ thật thiếu sót khi chúng ta quan niệm chết là hết. Nó chẳng qua là sự chuyển đổi của một quá trình, một quy luật tất yếu của đời người mà thôi. Khi chúng ta đã tồn tại và mãi mãi mất đi thì cái còn để lại không thể thay thế là tình cảm thiêng liêng, gắn bó đã từng có với người đang sống. Vì vậy, việc lập bàn thờ vong là điều tối cần thiết dành cho người đã khuất khi gia đình có dịp sum vầy, tụ họp, cùng ngồi lại với nhau trong những ngày cúng giỗ.
Bàn thờ vong sẽ được nhập vị và gọi hồn về để tụ họp, lắng nghe lời cầu chúc, tiếng kinh cầu của con cháu. Nhanh chóng giúp người quá cố sớm được siêu thoát khỏi dương gian để về với Đức Phật vô biên, đầu thai ở kiếp khác.
Lập bàn thờ vong để giúp cho vong luôn trụ ở trong nhà trong suốt 49 ngày, không được ra khỏi bài vị mà đi luẩn quẩn trong nhà. Chỉ khi nào có lời triệu thỉnh cho vong ra nhận thức ăn hay cùng tụ tập thì vong linh mới được ra.
Khi vong đã ở trong bài vị thì chủ lễ sẽ thỉnh 2 vị Hộ Pháp để trông coi vong không được tự do xuất nhập. Hai vị này sẽ có trách nhiệm canh giữ sát vong nên vong không thể đi loanh quanh trong nhà. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà có cách sắp xếp hương khói, cúng lễ khác nhau. Điều quan trọng nhất, cốt vẫn ở tấm lòng thành tâm và cung kính.
Đặc biệt chú ý, khi làm cỗ cúng trong suốt thời gian 49 ngày nên cúng đồ chay để hóa nghiệp cho người chết, vong linh sớm được siêu thoát. Chay đàn giúp người chết không tạo thêm nghiệp. Đồng thời gia đình nên làm phúc hướng thiện, tạo thêm công đức sâu dày để giúp vong linh hóa giải nghiệp thay vì khóc lóc nhiều khiến vong hồn khó siêu thoát.
Như vậy, trên đây là những lưu ý khi lập bàn thờ vong mà các bạn cần để tâm. Điều này vừa giúp chúng ta tạo phước báo, vừa giúp linh hồn người chết được giải thoát. Siêu sinh sớm đầu thai làm người ở kiếp sau. Hy vọng những chia sẻ mà Tang Lễ Hà Nội cung cấp ở trên sẽ giúp quý vị có cách lập bàn thờ vong một cách hoàn hảo nhất nhé!