Hiện nay các nghi thức đầy đủ trong khi tiến hành tang lễ của người theo Phật Giáo đã không còn quá rườm rà nữa. Theo đó, ở thành phố, rất nhiều người chuộng sử dụng các dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghi thức nhưng tiết kiệm chi phí. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đầy đủ chi tiết nghi lễ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo.
Nội dung bài viết
Nghi lễ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo
Nghi thức tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo thông thường được tiến hành theo 3 nghi thức gồm: nghi thức khâm liệm và báo tang; nghi thức phúng điếu; nghi thức lễ an táng. Như vậy có thể nói nghi lễ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo hiện nay đã được lược bỏ nhiều.
Tuy đã lược bỏ khá nhiều so với thời xưa, song nghi thức tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo vẫn luôn giữ được nét truyền thống và văn hóa Việt Nam lâu đời nói chung và văn hóa của người theo Phật Giáo nói riêng.
Dưới đây là chi tiết những công đoạn tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về các công đoạn, tránh sai sót khi thực hiện đứng ra tổ chức hoặc có thể đảm bảo bên dịch vụ tổ chức thực hiện đầy đủ các công đoạn này.
Xem thêm: Lập bàn thờ vong cho người mới mất
Nghi thức khâm liệm và báo tang
Nghi thức khâm liệm, nhập quan và báo tang được hiểu là một nghi thức đưa thi hài người đã khuất vào trong quan tài. Trước đó thì thực hiện các công đoạn dùng đồ khâm liệm mặc cho thi hài hoặc vải quấn quanh.
Khâm liệm có nghĩa là dùng vải để quấn quanh người đã mất, thông thường thì chúng ta hay sử dụng vải trắng hoặc vải tơ lụa may làm đại liệm, tiểu liệm. Sau khi đã khâm liệm và niệm xong, người thân sẽ bắt đầu đứng xung quanh quan tài.
Tiếp theo, người đã mất sẽ được nâng lên bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào trong quan tài. Đây được xem là nghi thức nhập quan. Đối với thi hài nam giới thi nâng lên 7 lần, còn đối với thi hài nữ giới thì nâng lên 9 lần (đây là con số tượng trưng cho số vía).
Trên quan tài có đặt 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), ở bên trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc. Đây được gọi là cơm bông, xưa còn có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn phòng bệnh. Đặc biệt, quan tài phải đặt cho đầu quay ra phía ngoài.
Đặc biệt, trong nghi lễ khâm liệm và nhập quan còn có một số các nghi thức bổ sung như: thiết linh sàng, linh tọa và tang phục. Linh sàng có nghĩa là giường của linh hồn, theo đó thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc họ còn sống.
Linh tọa là một bàn thờ được đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre, bên trên có ghi rõ họ tên hoặc ảnh của người đã mất. 2 bên đặt đèn nến, trước có một bán nhang, rượu và một mâm ngũ quả.
Đối với tang phục, tục lệ xưa khi người đã mất 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang, gọi là lễ thành phục. Tuy nhiên, hiện nay tang phục được mặc ngay trong lễ tang và được quy định có nhiều thay đổi so với thời xưa.
Đặc biệt, các hình thức để tang còn quy định thêm thời gian để tang dựa vào từng quan hệ khác nhau trong gia đình với người đã mất. Tang phục có thể được quy định khác nhau đối với văn hóa mỗi địa phương.
Nghi thức phúng điếu
Phúng điếu là một trong những khoảng thời gian dài nhất trong các nghi lễ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo nói riêng và tang lễ người Việt Nam nói chung. Có thể nói phúng điếu là một trong những khoảng thời gian giúp cho người thân, gia đình và bạn bè của người đã khuất đến chia buồn và tiễn biệt lần cuối cùng.
Thông thường, những vị khách viếng lễ tang thường sẽ chuẩn bị một vòng hoa, điện hoa (có hoặc không) cùng với một phong bì có chứa tiền để chia sẻ phần nào nỗi mất mát của người thân cũng như thương tiếc đối với người đã mất.
Tuy nhiên, có một số gia đình vì lý do nào đó có thể sẽ từ chối nhận phong bì phúng điếu. Do đó, khi đến viếng lễ tang, bạn cũng cần chú ý đến có thùng phúng điếu không. Tuy nhiên phải chuẩn bị trước vì đa phần mọi người đều xem đây là việc rất quan trọng.
Người đến viếng trong nghi lễ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo thường không thấy được khuôn mặt lần cuối của người đã mất. Có nghĩa quan tài sẽ được đóng nắp lại mà không để hở phần khuôn mặt của người đã mất ra.
Khách viếng thông thường sẽ được một người đại diện gia đình bên người đã mất đưa một cây nhang đã được đốt. Sau đó cúi lạy hoặc chắp tay lạy về hướng linh cữu của người đã khuất. Sau đó thắp nhang vào trong bát hương đã được đặt trước linh cữu.
Có thể nói nghi thức phúng điếu này là một trong những nghi lễ được thực hiện trong khoảng thời gian dài, một số gia đình thường đặt linh cữu tối đa 3 ngày 2 đêm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay số ngày đặt linh cữu có thể thay đổi, thậm chí có thể lên tới 7 ngày.
Lễ an táng
Cuối cùng chính là nghi lễ an táng người đã khuất. Những người theo Phật Giáo phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau khi làm nghi lễ an táng người đã khuất:
- Tổ chức đơn giản để thể hiện được sự xót thương của người thân trong gia đình đối với người đã khuất.
- Nghi lễ phải được tổ chức trang nghiêm, thể hiện được sự thành kính, lòng hiếu kính của con cháu đối với người đã khuất.
- Cần phải tiết kiệm tiền bạc để cho các việc công ích.
- Cần phải loại bỏ những phong tục không đúng với Phật pháp. Đặc biệt là tránh sự mê tín trong quá trình tổ chức lễ an táng.
Khi nghi lễ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo đến thời điểm an táng, cần phải tiến hành thêm các Phật sự bổ sung như: niệm Phật, tụng kinh,… Đặc biệt là nên mời người xuất gia làm chủ lễ để tụng kinh cho người quá cố.
Khi quá trình niệm Phật bắt đầu, những người tham dự tang lễ cần cầm theo kinh trên tay để tụng niệm theo. Một số bài kinh và kệ như: Danh hiệu Phật, Bát Nhã Tâm Kinh, Chú Vãng Sanh, Kệ Tán Phật…
Lưu ý quan trọng: Những người khách cùng dự lễ tuyệt đối không cười đùa, cần phải giữ nét mặt trầm lặng, trang nghiêm để tỏ lòng thương tiếc và chia buồn với gia đình của người đã khuất.
Lễ an táng có thể được thực hiện theo nhiều cách như: địa táng, hỏa táng,… Đối với phương pháp địa táng, nghi thức hạ huyệt là một trong những nghi thức quan trọng nhất đảm bảo linh cữu người đã khuất được nhẹ nhàng hạ xuống phần huyệt mộ đã được xây trước.
Hiện nay các nghi thức đa phần đã được lược bỏ qua rất nhiều, vì vậy nên đảm bảo được tổ chức đơn giản và tiết kiệm. Ngoài ra, gia đình người đã mất cũng có thể chọn dịch vụ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo trọn gói. Hãy tham khảo tiếp những phần thông dưới đây mà chúng tôi chia sẻ.
Tổ chức tang lễ tại nhà riêng hay tại Nhà tang lễ?
Tang lễ có thể được tổ chức tại nhà riêng hoặc tại Nhà tang lễ đều được. Đối với Phật Giáo hay bất kì đạo nào thì cũng không phân biệt địa điểm tổ chức tang lễ. Theo đó, hiện nay chỉ cần tổ chức nơi thuận tiện, tốt nhất để chuẩn bị đầy đủ chu đáo cho người đã mất.
Tang lễ được tổ chức tại nhà riêng khi có không gian rộng thoải mái để đặt linh cữu người đã khuất. Đặc biệt là vị trí không gian trước nhà cũng cần rộng rãi để đảm bảo thuận tiện cho người thân, bạn bè,… thuận tiện khi viếng tang lễ.
Nếu trường hợp ở chung cư hoặc trong các nhà riêng nhỏ, không đủ không gian để tổ chức tang lễ thì có thể tổ chức tang lễ tại Nhà tang lễ. Hiện nay đa phần mọi người đều tổ chức tang lễ tại Nhà tang lễ để thuận tiện hơn trong quá trình tổ chức, hạn chế xảy ra thiếu sót.
Đặc biệt, cho dù tổ chức tang lễ tại nhà riêng hay tại Nhà tang lễ thì bạn cũng có thể thuê dịch vụ tang lễ trọn gói. Với dịch vụ này thì bạn không cần quá lo lắng về nghi lễ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo.
Dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói sẽ hỗ trợ giúp bạn toàn bộ các công việc để đảm bảo nghi lễ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo đảm bảo diễn ra chu đáo nhất, hạn chế được thiếu sót nhất. Chính vì vậy nên những loại hình dịch vụ này được sử dụng khá phổ biến.
Đặc biệt, khi chọn dịch vụ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo bạn cũng cần lựa chọn cẩn thận. Điều này rất quan trọng bởi không phải dịch vụ tang lễ nào cũng uy tín như bạn nghĩ. Hãy tham khảo ngay dịch vụ Tang Lễ Hà Nội ở thông tin tiếp theo đây.
Dịch vụ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo trọn gói
Chúng tôi là một trong những dịch vụ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo với rất nhiều kinh nghiệm. Chính vì vậy nên bạn không phải lo lắng về các nghi thức tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo nữa. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong tổ chức tang lễ.
Tang Lễ Hà Nội cung cấp tất cả các dịch vụ mai táng, các sản phẩm quan tài, sản phẩm đồ khâm liệm, tang phục,… Đặc biệt chúng tôi còn cung cấp đặt mua vòng hoa, điện hoa viếng tang lễ. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp xe đưa tang, dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói.
Với dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói, quý khách hàng yên tâm sẽ không phải mất thêm bất cứ chi phí nào bổ sung. Chính vì vậy nên có rất nhiều khách hàng chọn dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói. Vừa đảm bảo lễ trang trang trọng, uy nghiêm, bày tỏ lòng thành kính trước người đã mất.
Để không cần lo lắng về những nghi thức tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo nhiều như thế nào, bạn chỉ cần lựa chọn dịch vụ tổ chức tang lễ cho người Phật Giáo tại Tang Lễ Hà Nội. Chỉ cần liên hệ với chúng tôi theo những thông tin sau:
- Địa Chỉ: 165 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Email: tanglehanoi1@gmail.com
- Hotline: 0984 567 022