Một trong những nghi thức quan trọng cần thực hiện khi gia đình có người thân vừa qua đời chính là nghi thức cúng 100 ngày. Vậy lễ cúng 100 ngày cho người mới mất có ý nghĩa như thế nào? Vì sao cần làm lễ cúng 100 ngày? Cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng này? Hãy cùng Tang lễ Hà Nội tìm hiểu về tất cả thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Vì sao cần cúng 100 ngày cho người mới mất?
Trong phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam về những nghi lễ trong tang sự, có khá nhiều cột mốc mà gia chủ cần thực hiện cho người đã khuất, vậy những nghi lễ cúng 100 ngày cho người mới mất bao gồm những gì?
Xem thêm: Lễ cúng 49 ngày cho người thân mới mất
Những nghi thức quan trọng cần thực hiện cho người đã mất
Sau khi gia đình có người thân vừa mất đi, cần thực hiện những nghi thức quan trọng như sau:
- Lễ phát tang, lễ đưa tang
- Lễ an táng
- Lễ 3 ngày
- Lễ cúng chung thất 49 ngày
- Lễ cúng 100 ngày
- Giỗ đầu
- Giỗ hết
- Giỗ thường
Trong quan niệm của Phật giáo, khi con người mất đi, họ sẽ phải trải qua 7 lần phán xét, để quyết định họ sẽ họa sanh vào cảnh giới nào, tương ứng với nghiệp báo khi còn sống.
Trải qua 7 lần phán xét, lễ cúng 49 ngày sẽ được thực hiện xem như bữa cơm cuối cùng cho người chết được siêu thoát lên trần thế hoặc đầu thai vào kiếp khác.
Ngoài lễ cúng 49 ngày, trong nghi thức tang lễ của Việt Nam, rất nhiều gia đình còn thực hiện lễ cúng 100 ngày cho người mới mất.
Trong đó lễ cúng 100 ngày cũng đúng như tên gọi của của nó, được thực hiện sau khi người đã khuất mất được 100 ngày, lễ cúng này được xem như buổi lễ nhằm gia tăng phúc phần cho người đã mất.
Thông thường người ta không tổ chức lễ cúng 100 ngày quá linh đình hay đãi lớn mà chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ, gồm những người thân cận trong gia đình, nhằm thể hiện tình cảm của người còn sống với người đã khuất.
Vậy tại sao cần lễ cúng 100 ngày cho người mới mất?
Vì sao cần cúng 100 ngày cho người mới mất?
Lễ cúng 100 ngày cho người mới mất được nhiều gia đình thực hiện khi người thân mất đủ 100 ngày, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng thực hiện nghi lễ này.
Tùy vào phong tục của địa phương và tôn giáo mà có gia đình chỉ thực hiện nghi thức cúng 49 ngày chứ không tổ chức lễ cúng 100 ngày.
Bên cạnh đó còn có gia đình chỉ tổ chức tang lễ ngắn gọn trong vòng 3 ngày, không tổ chức nghi thức cúng 49 hay 100 ngày.
Theo quan niệm truyền lại từ lâu đời, lễ cúng 100 ngày cho người mới mất được tổ chức để những người còn sống, thôi đau buồn, khóc thương cho người đã khuất, nhằm khôi phục lại sinh hoạt bình thường, chính vì vậy người ta còn hay gọi lễ cúng 100 ngày là lễ tốt khốc (thôi khóc).
Bên cạnh quan niệm bên trên, về phong tục cúng 100 ngày cho người đã mất, ông bà ta còn quan niệm rằng, trong thời gian 100 ngày, linh hồn của người đã khuất vẫn chưa thể siêu thoát khỏi cõi tạm mà còn vương vấn, quanh quẩn trong nhà.
Lễ cúng 100 ngày được thực hiện trong thời gian này nhằm đưa tiễn vong linh người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng, mong họ không còn vương vấn trần thế để ra đi thanh thản.
Trong tuần tốt khốc, con cháu trong gia đình cần chuẩn bị mâm lễ cúng 100 ngày cho người mới mất lễ cúng 100 ngày cho người mới mất để dâng lên người đã mất, sau cúng lễ 100 ngày, mỗi năm con cháu sẽ tổ chức đám giỗ vào ngày mất.
Cúng 100 ngày có ý nghĩa như thế nào?
Người Việt Nam đặc biệt đề cao ý nghĩa của mâm cơm gia đình, chính vì vậy lễ cúng 100 ngày cho người mới mất cũng xuất phát từ quan niệm này.
Cúng 100 ngày cho người đã khuất chính là lễ mời cơm người đã khuất trước khi vong linh ra đi mãi mãi.
Trong lễ cúng 100 ngày cho người mới mất, gia đình ngoài dâng cơm còn có thể nhờ sức chú nguyện của tăng ni để góp thêm phước đức cho người đã mất.
Lễ cúng 100 ngày kết thúc cũng là lúc vong linh ra đi mãi mãi, không còn vương vấn nơi trần thế.
Lễ cúng 100 ngày được xem là bữa cơm cuối để tất cả thành viên trong gia đình cùng chia tay người thân đã khuất, ngoài ra đây cũng được xem là cách để người còn sống vơi bớt nhớ thương, đau buồn vì sự ra đi của người thân.
Vậy lễ cúng 100 ngày cho người mới mất được tính từ ngày nào?
Cách tính ngày để tổ chức lễ cúng 100 ngày khá đơn giản, bạn có thể tự ghi nhớ mà không cần nhờ đến thầy phong thủy.
Để tìm ra ngày làm lễ cúng 100 ngày, bạn chỉ cần cộng 100 ngày vào ngày người đa mất ra đi.
Nghi thức cúng 100 ngày cho người đã mất tại từng địa phương cũng không giống nhau, chính vì vậy tùy vào phong tục, tín ngưỡng của gia đình mà tìm ra cách hành lễ cho phù hợp nhất.
Chuẩn bị lễ cúng 100 ngày cho người mới mất
Như đã nêu ở phần đầu của bài viết, lễ cúng 100 ngày cho người mới mất được thực hiện đơn giản và không tổ chức quá lớn, chính vì vậy cúng cơm 100 ngày cũng không quá khác so với một bữa cơm bình thường.
Trong ngày này điều quan trọng nhất chính là con cháu cùng tụ họp đông đủ để cùng đưa tiễn vong linh người mất về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trước bữa cơm, người thân sẽ dâng lên bàn thờ 1 chén cơm úp cùng với một vài món ăn bình thường, tốt nhất nên sử dụng các món chay.
Với những gia đình có điều kiện, có thể chuẩn bị thêm vài món ăn thịnh soạn, với nhà không có điều kiện có thể thay bằng lưng chén cơm hoặc đĩa muối cũng được chấp nhận.
Xem thêm: Nhà tang lễ Thanh Trì
Quy trình cúng 100 ngày sẽ được tổ chức sau khi thắp hương, dựng đôi đũa vào chén cơm và rót rượu vào chén.
Trong lễ cúng 100 ngày cho người mới mất, người thân nên chuẩn bị thêm một hai mâm cỗ để các thành viên cùng quây quần, dùng bữa với người thân đã khuất.
Hy vọng qua những thông tin được Tang lễ Hà Nội chia sẻ về cúng 100 ngày cho người mới mất đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi thức này cũng như có sự chuẩn bị chu đáo nhất khi thực hiện nghi thức.
Ngoài lễ cúng 100 ngày cho người mới mất, Tang lễ Hà Nội cũng chia sẻ rất nhiều kiến thức liên quan đến những nghi thức tang lễ tại Việt Nam, bạn có thể tìm đọc để nắm được hết những nghi thức quan trọng này.