Quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an được nêu cụ thể trong nghị định số 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cho cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân, Bộ Công an đã ban hành Thông tư Quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an, hãy tìm hiểu cụ thể về những quy định này trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an
Nghị định số 77/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, căn cứ theo nghị định số 105/2012/NĐ-CP về tổ chức tang lễ cho cán bộ, công chức, viên chức, sau khi trao đổi với Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch cùng với đề nghị của Tổng cục trưởng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an đã ban hành Thông tư quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an nhân dân.
Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an trong phần dưới đây của bài viết.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an có phạm vi điều chỉnh như sau:
Thông tư quy định về tổ chức Lễ tang đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viện và công nhân viên Công an nhân dân ( sau đây gọi là cán bộ, chiến sĩ công an) hy sinh, từ trần;
Cán bộ công an đã nghỉ hưu từ trần; chi phí tổ chức lễ tang, chế độ viếng cán bộ, chiến sĩ, thân nhân của cán bộ, chiến sĩ công an, trưởng, phó trưởng công an xã, thị trấn, công an viên đang công tác từ trần, hy sinh.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng trong quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an bao gồm:
Cán bộ, chiến sĩ công an từ trần, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ hoặc từ trần do ốm đau, tai nạn;
Cán bộ công an đã nghỉ hưu và từ trần;
Thân nhân của cán bộ, chiến sĩ công an, trưởng, phó trưởng công an xã, thị trấn, công an viên đang công tác thì từ trần, hy sinh.
Đối tượng không áp dụng
Quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an không áp dụng đối với:
Cán bộ, chiến sĩ công an mất do tự sát hoặc vi phạm bị kỷ luật và tước danh hiệu công an nhân dân hoặc buộc phải thôi việc.
Thân nhân của cán bộ, chiến sĩ công an, trưởng, phó trưởng công an xã, thị trấn, công an viên chết do tự sát hoặc vi phạm bị pháp luật nên bị truy tố.
Nguyên tắc tổ chức
Nguyên tắc tổ chức lễ tang trong quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an cụ thể là:
Tổ chức lễ tang theo nghi thức của lực lượng Công an nhân dân đảm bảo tính trang nghiem, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống của dân tộc, đảm bảo nếp sống văn minh, không kết hợp tổ chức lễ tang giữa phong tục, tập quán của địa phương với nghi thức của lực lượng Công an nhân dân.
Khuyến khích gia đình tổ chức an táng theo hình thức điện táng, hỏa táng.
Dựa vào cấp bậc, hàm, chức vụ của cán bộ tại thời điểm từ trần, hy sinh để quyết định hình thức tổ chức lễ tang.
Trường hợp cán bộ công an từ trần, hy sinh giữ nhiều chức vụ khác nhau sẽ tổ chức tang lễ theo quy định áp dụng với chức vụ cao nhất.
Các hình thức tổ chức lễ tang
Hình thức tổ chức lễ tang với mỗi cấp bậc và chức vụ sẽ khác nhau, dưới đây là 5 hình thức lễ tang nằm trong quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an:
- Lễ tang cấp Nhà nước
- Lễ tang cấp cao Công an nhân dân
- Lễ tang cho cán bộ đang công tác có cấp bậc Đại tá trở xuống
- Lễ tang cho cán bộ công an đã nghỉ hưu
- Lễ tang cho công nhân viên Công an nhân dân
Trách nhiệm tổ chức lễ tang – quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an
Trong quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an, lễ tang được thực hiện theo nghi thức của lực lượng Công an gồm có:
- Lễ viếng
- Lễ truy điệu
- Lễ đưa tang
- Lễ an táng
Tùy theo cấp bậc và chức vụ của người từ trần, hy sinh cùng với điều kiện tổ chức tang lễ mà điều chỉnh nghi thức tổ chức tang lễ cho phù hợp.
Cán bộ và chiến sĩ công an đang công tác, từ trần hoặc hy sinh thuộc đơn vị và địa phương nào thì đơn vị, địa phương đó chủ trì tổ chức tang lễ.
Trường hợp cán bộ hy sinh ở xa đơn vị, địa phương hoặc nơi công tác thì lễ tang sẽ do đơn vị, địa phương nơi cán bộ từ trần, hy sinh tổ chức, đơn vị tại nơi cán bộ hy sinh sinh sống có trách nhiệm cử người đại diện đến hỗ trợ tổ chức lễ tang.
Đơn vị đứng ra chủ trì và tổ chức lễ tang sẽ thành lập Ban lễ tang và ban tổ chức lễ tang để xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ, điều hành tổ chức Lễ tang, đảm bảo kinh phí theo quy định.
Cán bộ công an nghỉ hưu từ trần cư trú tại địa phương nào thì Công an tại địa phương đó sẽ có trách nhiệm cùng với cấp Đảng, ủy, chính quyền địa phương đứng ra phối hợp với gia đình cán bộ hy sinh để tổ chức tang lễ.
Riêng với cán bộ công an công tác tại đơn vị thuộc cơ quan Bộ nghỉ hưu tại TPHCM và Hà Nội khi từ trần thì lễ tang sẽ được đơn vị công tác của cán bộ trước khi nghỉ hưu phối hợp với cấp Đảng, ủy và chính quyền địa phương phối hợp với gia đình tổ chức.
Trong trường hợp đơn vị công tác của cán bộ đã chia tách hay sáp nhập thì việc tổ chức tang lễ cho cán bộ nghỉ hưu từ trần sẽ do đơn vị tiếp nhận bộ phận công tác của cán bộ trước khi nghỉ hưu, cùng với Đảng, ủy, chính quyền địa phương phối hợp với gia đình tổ chức.
Trên đây là những quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an nhân dân được Bộ Công an nêu cụ thể trong văn bản quy định, ngoài quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an, bạn có thể tham khảo quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ quân đội, cựu chiến binh, mẹ Việt Nam anh hùng,…tại website của Tang lễ Hà Nội trong những bài viết tiếp theo.