Tang lễ hay ma chay là một phong tục tiễn đưa người mất về thế giới bên kia. Như dân gia vẫn có câu “Nhập gia thì tùy tục ”, phong tục tang lễ của người miền Nam so với khu vực khác chắc chắn sẽ có những điểm khác biệt. Trong bài viết này Tang lễ Hà Nội sẽ chia sẻ cho bạn đọc những đặc điểm mà chúng tôi đã rút ra được.
Xem thêm: Quách vàng tâm
Nội dung bài viết
Ý nghĩa đám tang đối với người Việt
Người Việt quan niệm rằng đám tang là chặng đường đưa tiễn người quá cố về nơi yên nghỉ. Đối với họ Tang lễ mang ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần.
Đấy là cách để họ thể hiện sự tiếc thương, tôn trọng dành cho người mất, cũng như thể hiện cốt cách trung hiếu vốn có của con người đất Việt.
Dù xã hội có phát triển đến đâu, người Việt luôn giữ cho mình những ý niệm riêng về tôn giáo, văn hóa và truyền thống.
Ảnh hưởng chung bởi Phật Giáo và Nho Giáo là vậy, nhưng phong tục tang lễ của người miền Nam hoàn toàn khác so với hai miền còn lại của đất nước. Từ cách nhận định về “Cái chết”, đến cách tổ chức thực hiện các nghi lễ đám tang cũng không giống nhau.
Vì sao có sự đối lập trong tang lễ giữa ba miền đất nước?
Có thể là do tác động của dòng lịch sử mà văn hóa giữa ba miền không trùng lặp với nhau. Đất Nam là nơi của những người con thích khai phá, xa xứ mà làm ăn, hơn nữa nhiều năm bị phương Tây cai trị dần hình thành trong người Nam Bộ những tư tưởng khác biệt.
Chết là sự khởi đầu hành trình mới.
Người Nam Bộ cho rằng, cuộc sống trần gian như một hành trình và khi đi đến cuối ắt sẽ tìm nơi xuất phát mới, đó cũng chính là lúc người thân ta rời đi. Cho nên thay vì đâu buồn, khóc than họ sẽ can đảm chấp nhận mất mát và thật tâm chúc phúc cho hành trình mới của người quá cố.
Nhiều bạn bè miền khác vô tình đánh đồng sự nhộn nhịp, thiếu trang nghiêm của tang ma Nam Bộ là thân quyến không tiếc thương cho người đi. Tuyệt nhiên không phải thế, người dân Nam Bộ chỉ đang thể hiện sự mất mát của họ theo một hướng khác, một hướng tích cực và đỡ u buồn hơn.
Bớt đau thương để người mất thanh thản ra đi
Nếu là ma chay của người Trung họ sẽ ủy khuất khóc than để thể hiện sự tiếc nuối và niềm thương của mình với người thân. Tuy nhiên, người Nam Bộ lại cho rằng nếu quá đau buồn, người mất sẽ lo lắng mà không chịu rời đi.
Vì thế để giảm các vướng bận nơi trần gian, cho người mất thanh thản ra đi, gia quyến sẽ hạn chế khóc tang thương khốc. Đó là lý do không khí tang lễ Nam Bộ lúc nào cũng nhộn nhịp kèn pháo.
Một mặt dùng âm nhạc xua tan không gian heo hắt, âm u, một mặt có tác dụng xoa dịu nỗi buồn cho những người ở lại.
Mộ trên đất nhà
Đi dọc xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ bạn sẽ thấy mộ mã người mất không tập trung chôn cất trong các hoa viên mai táng mà phần lớn sẽ nằm trên đất người dân.
Dưới góc độ thực tế mà nói vì đất Nam khá rộng nên thay vì hỏa táng đem vào chùa, hoặc xây mộ trong các trang viên, người dân vẫn thích xây mộ trong nhà để tiện thăm viếng và chăm sóc.
Những tối kỵ trong ma chay người Nam Bộ
Không nên mặc trang phục với màu sắc quá rực rỡ
Màu đỏ, vàng, cam,.. là những màu không nên bận mỗi khi viếng lễ tang của bạn bè hoặc người thân. Vì các các màu này có sắc độ tươi sáng tượng trưng cho những niềm vui, hoàn toàn không phù hợp với không khí tại đám tang
Không để vật nuôi xuất hiện gần xác người mất
Người Việt tin rằng nếu bất cẩn để chó hoặc mèo nhảy qua xác người chết, họ sẽ sống dậy và thành tử thi đuổi bắt người sống. Mặc dù đây chỉ là truyền thuyết nhân gian nhưng đến nay vẫn chưa có ai dám làm trái.
Kiêng giờ sấu
Dù quan niệm về lễ nghĩ rất thoáng nhưng người Miền Nam vẫn rất tin vào Thần số học. Đối với họ giờ nhập quan, khâm liệm, hạ huyệt có một ý nghĩa tâm linh nhất định.
Kiêng tuổi và đất chôn xấu
Bất kể là người thân trong gia đình hoặc người đến viếng nếu không hợp tuổi với người đã mất, những nghi thức quan trọng như Khâm Liệm, Hạ Nguyệt,.. đều phải tránh mặt.
Đồng thời hướng mộ, đất mộ, kích thước mộ, đều là những con số họ lưu tâm mỗi khi làm đám, người Nam tin rằng nếu chọn được đất lành mà chôn cất ông bà, con cháu sau này sẽ được hưởng phú quý, làm ăn phát đạt
Sự khác biệt trong phong tục tang lễ người miền Nam
Tang phục
Gia quyến của người mất sẽ có những bộ tang phục riêng để phân biệt thứ bậc trong nhà. Theo đó, con trai của người quá cố sẽ đội khăn tang, áo tang ( có một vài khu vực đã giản lược phần phục trang này), có rơm kèm với nón hoặc khăn tang. Con gái và con dâu sẽ chùm khăn và vận áo tang. Cháu trai và cháu gái sẽ đội khăn.
Nghi lễ
Theo dòng thời gian một vài nghi lễ đã được giản lược bớt để tiết kiệm chi phí và thời gian cho gia chủ. Giản lược ở đây được hiểu theo hai nghĩa là kết hợp với nhau hoặc khai trừ luôn
Không khí
Đám tang miền Nam nhộn hơn hẳn ngoài Bắc và Trung. Theo đó gia đình người quá cố sẽ thuê ban nhạc kèn tây, nhạc lễ, xiếc,… để giảm bớt không khí ủy mị nơi đám diễn ra.
Đồng thời người đến viếng cũng được tự do dùng rượu, đánh bài thậm chí là cười nói vui vẻ sau khi đã dâng hương cúng bái thần phật và người mất
Tang lễ Hà Nội – Đơn vị tổ chức đám tang chuyên nghiệp
Chúng ta đều thừa nhận rằng, đám tang là một việc hệ trọng cần được thực hiện hết sức cẩn thận. Tuy nhiên nhiều hộ gia đình hiện nay không hiểu rõ về các tập tục cũng như nghi thức tổ chức.
Vì thế Tang lễ Hà Nội chắc chắn là lựa chọn hoàn hảo trong lúc gia quyến bối rối, đau buồn khi người thân ra đi.
Với sự hiểu biết về văn hóa, địa lý vùng miền cũng như nền tảng kiến thức về Phong thủy và Thần số học, chúng tôi cam kết thực hiện chỉn chu từng chi tiết đám tang gia chủ, khiến khách hàng hài lòng nhất.
Tang lễ Hà Nội cung cấp các dịch vụ về tổ chức đám tang như: Hỏa táng; Chôn cất; Lập bàn thờ; Trọn gói dịch vụ tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà tang lễ theo yêu cầu của khách hàng.
Một số dịch vụ trọng tâm chúng tôi đang phát triển như: Hỏa táng; Chôn cất; Lập bàn thờ. Và các dịch vụ nhánh là: Bán Quách Quan Tài, Vòng hoa liễng; Tang phục,…
Kết thúc bài viết hy vọng rằng bạn đã có cơ sở để phân biệt phong tục tang lễ của người miền Nam so với các khu vực khác trên đất nước.